Thông tin giả, sai lệch liên quan Coronavirus

Tôi lược dịch bài bài viết sau của BuzzFeed vạch trần các thông tin sai lệnh về coronavirus, đang được lan truyền với tốc độ chóng mặt trên Facebook và Twitter. Chính quyền Malaysia vừa bắt giữ một người vì lan truyền tin giả dối về coronavirus trên Internet. Có nhiều động cơ khiến một số người cố ý lan truyền tin dối trá về coronavirus như gây sự chú ý, gieo rắc sợ hãi, … Điều cần nhớ là CỐ TÌNH LAN TRUYỀN TIN GIẢ, SAI SỰ THẬT hầu như là PHẠM PHÁP ở phần lớn các nước trên thế giới.

Coronavirus là nguy hiểm vì chưa có vaccine điều trị, tuy nhiên, nó hoàn toàn có thể ngăn ngừa nếu chúng ta thực hiện các biện pháp phòng ngừa vệ sinh. LO LẮNG & SỢ HÃI KHÔNG GIẢI QUYẾT ĐƯỢC bất kỳ vấn đề gì, nhưng chỉ khiến chúng ta mất bình tĩnh và dễ trở thành nạn nhân của thông tin dối trá. Hãy học cách kiểm chứng mọi thôngtin.

Dưới đây là danh sách các thông tin sai lệch được BuzzFeed kiểm chứng:
1. Trang web Hal Turner Show đã trích dẫn những con số SAI LỆCH về số lượng người đã bị ảnh hưởng bởi coronavirus. Con số 112.000 người chết vì virus là SAI SỰ THẬT.

2. Thông tin trong tweet dưới đây là SAI khi viết rằng “người ta đang chết trên khắp nơi ở Trung Quốc và giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới nói mỗi quốc gia phải tự giải quyết vấn đề coronavirus”.

3. Bệnh coronavirus xuất phát từ việc ăn ‘súp dơi’
Nhiều người đã share một đoạn video hoặc hình ảnh của một cô gái ngồi ăn một chén soup dơi và cho rằng món ăn này đã gây ra bệnh do coronavirus gây nên. Tuy nhiên, không có bất kỳ bằng chứng uy tín nào chứng minh mối liên hệ trực tiếp giữa món ăn này và coronavirus. Thêm nữa, video cô gái ăn soup dơi này đã được quay từ năm 2016 tại Palau (ở Tây Thái Bình Dương), không phải Trung Quốc.

4. Một tài khoản đăng nói rằng trẻ em bị bỏ rơi trong một sân bay. Tuy nhiên, thông tin này KHÔNG được xác nhận bởi bất kỳ cơ quan đáng tin cậy.

5. Một bản tin sai lệch nói rằng cơ quan cứu trợ FEMA đề xuất ban hành luật thiết quân luật để kiểm soát coronovirus. PolitiFact đã chứng minh thông tin được đăng bởi một trang web không đáng tin cậy là hoàn toàn sai sự thật.

6. Tweet dưới đây nói rằng đã có 23 trường hợp xác nhận nhiễm coronavirus tại các thành phố lớn của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, thông tin này là hoàn toàn sai sự thật. Cũng nên biết tài khoản đăng tin này đã từng tweet thông tin sai lệch trong quá khứ.

7. Tweet dưới đây đã lan truyền sai lệch bài báo của CBC News về hai nhà khoa học Trung Quốc bị trục xuất khỏi Canada. Bài báo không đề cập đến coronavirus và không có bằng chứng nào minh chứng cho thuyết âm mưu này.

8. Video sau đây được lan truyền với nội dung là người dân đang biểu tình chống coronavirus ở Vũ Hán. Tuy nhiên, sự thực là video này là cuộc biểu tình phản đối kế hoạch xây một nhà máy đốt rác thải có nguy cơ khiến thành phố bị ô nhiễm vào tháng 7 năm 2019.

9. Một quan chức chính phủ Trung Quốc đã lan truyền một hình ảnh sai lệch như dưới đây, cho thấy một tòa nhà bệnh viện mới được xây dựng ở Vũ Hán, để đối phó với coronavirus. Tuy nhiên, những hình ảnh thực sự là một tòa nhà bao gồm các căn hộ cho thuê, cách hơn 600 dặm tại Thanh Đảo, Trung Quốc.

10. Tài khoản mang tên tweet một video nói rằng tiếng súng trong đoạn video có tiếng súng dùng để ngăn cản người dân muốn trốn thoát khỏi khu vực bị phong tỏa. Tuy nhiên, âm thanh phát ra trong đoạn video KHÔNG phải tiếng súng, mà là tiếng pháo hoa. Không có một cơ quan uy tín nào xác nhận thông tin này.

12. Một tin nhắn WhatsApp khác được lan truyền trên mạng xã hội hiển thị danh sách các trường học ở Toronto bị ảnh hưởng bởi coronavirus. Tuy nhiên, đây là thông tin sai lệch vì Thành phố Toronto không hề cung cấp danh sách này.

12. Một hình ảnh giả mạo được cho là đăng bởi trang web của trường Đại học Ryerson lan truyền sai sự thật là coronavirus đang bùng phát tại đây. “Không có trường hợp nhiễm coronavirus tại Đại học Ryerson”, một phát ngôn viên của trường đại học nói với BuzzFeed News.

13. Nhiều người share các thông tin chữa coronavirus bằng nhiều phương pháp, như Vitamin C hoặc cần sa (Cannabis). Tuy nhiên, Vitamin C không có khả năng chữa hoặc ngăn ngừa nhiễm trùng coronavirus.

14. Chính phủ Ấn Độ đã sai khi tuyên bố rằng vi lượng đồng căn hoặc còn được gọi liệu pháp “lấy độc trị độc”có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát các triệu chứng coronavirus. Thực tế là các phương thuốc tự nhiên chưa được chứng minh là có tác dụng đối với loài virus này.

15. Một số bài viết sai lệch khuyên mọi người tránh xa một số thực phẩm nhất định đã được lan truyền trên Facebook, WhatsApp, Instagram và Reddit. Bộ trưởng truyền thông Úc đã phải lên tiếng bác bỏ thông tin dối trá này.
16. Một vài hình ảnh của một công trường đang xây dựng hai bệnh viện mới ở Vũ Hán đang được chia sẻ trên Facebook và Twitter với lời bình luận lệch lạc là Trung Quốc đang xây dựng ‘những ngôi mộ tập thể’ để đối phó với người chết chứ không phải bệnh viện.

Be the first to comment

Leave a Reply